Kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học bán tổng hợp, tổng hợp, với nồng độ rất thấp, có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi khuẩn.
Những khái niệm về kháng sinh
Kỷ nguyên hiện đại của hóa trị liệu kháng khuẩn được bắt đầu từ việc tìm ra sulfonamid (Domagk, 1936), "Thời kỳ vàng son" của kháng sinh bắt đầu từ khi sản xuất penicilin để dùng trong lâm sàng (1941). Khi đó, "kháng sinh được coi là những chất do vi sinh vật tiết ra (vi khuẩn, vi nấm), có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật khác".
Về sau, với sự phát triển của khoa học, người ta đã:
- Có thể tổng hợp, bán tổng hợp các kháng sinh tự nhiên (cloramphenicol).
- Tổng hợp nhân tạo các chất có tính kháng sinh: sulfamid, quinolon.
- Chiết xuất từ vi sinh vật những chất diệt được tế bào ung thư (actinomycin).
Vì thế định nghĩa kháng sinh đã được thay đổi: "Kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học bán tổng hợp, tổng hợp, với nồng độ rất thấp, có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi khuẩn"
Cơ chế tác dụng của kháng sinh
Ức chế tạo cầu peptid (Cloramphenicol).
Ngăn cản chuyển động chuyển đoạn của ribosom theo ARN m (Erythromycin).
Ngăn cản sự gắn kết của ARNt vào phức hợp ribosom ARNm (Tetracyclin).
Làm thay đổi hình dạng 30S mã hóa trên ARN m nên đọc nhầm (Streptomycin).
Phổ kháng khuẩn
Do kháng sinh có tác dụng theo cơ chế đặc hiệu nên mỗi kháng sinh chỉ có tác dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định, gọi là phổ kháng khuẩn của kháng sinh.
Tác dụng trên vi khuẩn
Kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn, gọi là kháng sinh kìm khuẩn; kháng sinh huỷ hoạivĩnh viễn được vi khuẩn gọi là kháng sinh diệt khuẩn. Tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn thường phụ thuộc vào nồng độ.
Tỷ lệ = (Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC))/ (Nồng độ kìm khuẩn tối thiểu (MIC)).
Khi tỷ lệ > 4, kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn. Khỉ tỷ lệ gần bằng1, kháng sinh được xếp vào loại diệt khuẩn.
Phân loại kháng sinh
Các kháng sinh được phân loại theo cấu trúc hóa học, từ đó chúng có chung một cơ chế tá c dụng và phổ kháng khuẩn tương tự.
Mặt khác, trong cùng một họ kháng sinh, tính chất dược động học và sự dung nạp thường khác nhau, và đặc điểm về phổ kháng khuẩn cũng không hoàn toàn giống nhau, vì vậy cũng cần phân biệt các kháng sinh trong cùng một họ.
Một số họ (hoặc nhóm) kháng sinh chính:
- Nhóm beta-lactam (các penicilin và các cephalosporin).
- Nhóm aminosid hay aminoglycosid.
- Nhóm cloramphenicol.
- Nhóm tetracyclin.
- Nhóm macrolid và lincosamid.
- Nhóm quinolon.
- Nhóm 5- nitro- imidazol.
- Nhóm sulfonamid.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét