Những ngày “đèn đỏ” đến muộn (chậm kinh) khiến cho chị em vô cùng lo lắng. Nhưng hầu hết chị em phụ nữ đều không thể lý giải được điều đó là tại sao? Và nguyên nhân từ đâu mà những ngày kinh nguyệt “ghé thăm” gần đây muộn hơn thường lệ.
Chị em phụ nữ mỗi tháng đều có 3-5 ngày hành kinh, những ngày này chị em sẽ phải chịu đựng những cơn đau bụng kinh, cơ thể mệt mỏi và khó chịu. Ai cũng sẽ phải trải qua những ngày thế này trong mỗi tháng và đến những tháng tiếp theo nó lại lặp lại như một chu kỳ.
Sự xuất hiện kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt đều là những sinh lý hết sức bình thường trong cơ thể phụ nữ tuổi sinh sản.
Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị chứng chậm kinh nguyệt tuy nhiên thường gặp nhất là ở những người trong độ tuổi mới lớn và kinh nguyệt chưa ổn định.
Trừ những trường hợp trong tuổi dậy thì và tuổi tiền mãn kinh thì mọi trường hợp bị chậm kinh khác đều là nguy cơ của tình trạng rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý.
Nguyên nhân chậm kinh nguyệt có rất nhiều, chế độ sinh hoạt không điều độ, đầu óc thường xuyên căng thẳng cũng có thể là nguyên nhân chậm kinh.
Chị em phụ nữ có rất nhiều người bị mắc chứng chậm kinh nguyệt, mỗi người một nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu từ các nguyên nhân dưới đây.
1. Mang thai
Đây
là một trong những nguyên nhân chậm kinh thường gặp nhất. Nếu chậm kinh
tới 7 ngày hoặc hơn thì việc đầu tiên nên làm là thử nước tiểu. Nếu
xuất hiện thêm các triệu chứng như đau ngực, buồn nôn… thì khả năng mang
thai càng cao.
2. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
PCOS
là sự mất cân bằng nội tiết tố, thường đi kèm với mất kinh, béo phì
hoặc chảy máu tử cung. Việc thay đổi hàm lượng estrogen, progesteron,
testosteron gây hạn chế rụng trứng, không tạo được phóng noãn và kinh
nguyệt. Các triệu chứng khác của PCOS có thể là vô sinh, khó giảm cân,
rậm lông ở mặt và ngực…
3. Tuyến giáp hoạt động bất thường
Tuyến giáp trên cơ thể phụ nữ hoạt động kém làm thay đổi nồng độ hormone cũng là 1 trong những nguyên nhân gây chậm kinh.
4. Stress
Áp lực công việc, căng thẳng trong cuộc sống, yếu tố tâm lý, thay đổi môi trường… làm giảm hàm lượng hoóc-môn GnRH, giảm khả năng rụng trứng, phóng noãn, là nguyên nhân chậm kinh, mất kinh ở chị em.
5. Thừa cân hoặc thiếu cân
|
Giảm cân quá mức cũng là nguyên nhân gây chậm kinh |
Người
quá gầy thường dễ ngưng sản xuất nội tiết tố estrogen và phóng noãn.
Nếu cơ thể không đủ chất béo có thể dẫn đến hiện tượng vô kinh.
Tuy
nhiên, nếu tăng cân quá nhiều cũng ảnh hưởng đến lượng hoóc-môn, làm
thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Do đó, duy trì cân nặng hợp lí là
giải pháp hữu hiệu trong phòng ngừa biến chứng do rối loạn kinh nguyệt
gây ra.
6. Vận động quá sức
Thể dục điều độ sẽ cho nữ giới 1 có thể nở nang, tuy nhiên tập luyện quá sức hormone eptin báo cho não biết tỷ lệ mỡ của cơ thể và tỷ lệ này quyết định khá nhiều tới kinh nguyệt.
7. Tác dụng phụ của thuốc
Sử
dụng thuốc tránh thai có mối liên hệ mật thiết, ảnh hưởng tới chu kỳ
kinh nguyệt. Hiểu đơn giản là ngăn trứng rụng trong giai đoạn này và vì
thế kinh nguyệt không xuất hiện. Lưu ý nếu dùng quá nhiều thuốc tránh
thai (đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp) sẽ dễ bị rối loạn chu kỳ
kinh và tiềm ẩn nguy cơ vô sinh rất lớn.
8. Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể gây dính cổ tử cung, ứ huyết bên trong, là nguyên nhân chậm kinh. Nếu bệnh mạn tính không được điều trị kịp thời cũng tiềm ẩn nguy cơ làm ‘biến mất’ chu kì kinh nguyệt, đặc biệt là bệnh đường ruột.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét