Gần đây trên các diễn đàn, nhiều người truyền nhau cách chữa trĩ theo cách dân gian, đó là lấy một ít mật lợn bôi vào chỗ đau ở vùng hậu môn. Liệu phương pháp này có hiệu quả hay nguy hiểm? Hãy nghe ý kiến của các nhà chuyên môn.
Thận trọng khi dùng mật, mỡ lợn chữa trĩ
Chị Nguyễn Thị Hoài (ở Hà Nội) bị táo bón và đi ngoài ra máu. Đi khám chị được bác sĩ cho biết bị trĩ nhẹ và cho thuốc về uống. Chị Hoài vừa kết hợp uống thuốc và điều chỉnh sinh hoạt, ăn uống nên bệnh thuyên giảm.
Gần đây, chị đọc được thông tin trên một số diễn đàn là dùng mật lợn bôi vào chỗ đau vùng hậu môn sẽ khỏi trĩ nên làm theo. Nào ngờ bệnh nặng hơn, búi trĩ lòi cả ra ngoài gây đau đớn, khổ sở. Nhiều khi ăn, ngồi làm việc, cơn đau đớn khiến chị hay cáu bẳn, mệt mỏi. Thậm chí, việc quan hệ vợ chồng cũng mất hết cảm hứng nên chị tìm cách thoái thác.
Con trai chị Nguyễn Bích Chi (ở Hưng Yên) thường xuyên đi đại tiện khó, phải rặn nhiều, đau vùng hậu môn vì phân khô, cứng… Để giải quyết, chị Chi thường xuyên dùng thuốc thụt tháo cho con, ban đầu còn có hiệu quả nhưng gần đây, vùng hậu môn của cháu chảy máu do bị lệ thuộc vào thuốc, mất phản xạ.
Theo BSCKII Huỳnh Tấn Vũ (Bộ môn Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP HCM), trong y học cổ truyền, mật động vật thường dùng làm thuốc chữa một số bệnh nhưng khi dùng phải hết sức thận trọng về liều lượng, phương thức bào chế, cách sử dụng và nhất thiết phải có sự chỉ định, theo dõi của các thầy thuốc chuyên khoa. Việc mật lợn bôi chữa trĩ có thể gây viêm nhiễm.
Một số mật động vật, y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và chứng minh tác dụng dược lý trên nhiều phương diện như mật gấu, mật lợn... Chẳng hạn, mật lợn giúp kích thích tiêu hóa, nhuận tràng thông tiện, kháng khuẩn, tiêu viêm... Tuy nhiên, mọi dịch mật đều chứa axít có độc tố cao.
Trong dịch mật lại chứa các kim loại nặng do loài vật ăn phải và đào thải qua mật. Dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn, loài vật ăn gì thì thành phần cấu tạo của mật sẽ có những chất để tiêu hóa thức ăn đó. Nếu sử dụng không đúng sẽ dẫn đến ngộ độc. Chưa kể đường dẫn mật thông với ruột, nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. Nếu mật bị nhiễm khuẩn, uống sống hoặc bôi ngoài cũng có thể đưa mầm bệnh vào cơ thể.
PGS.TS Đỗ Ngọc Tấn – chuyên gia lĩnh vực trĩ (Cty Cổ phần phát triển Công nghệ y học Việt Nam ĐNT) cũng cho rằng, việc sử dụng mật hay mỡ lợn bôi chữa trĩ chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu nên không thể đánh giá hiệu quả.
Người mắc bệnh trĩ cần đi khám để biết mức độ nặng nhẹ của bệnh, qua đó sẽ có cách điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Người bị bệnh trĩ thường kết hợp bị nhiều loại bệnh khác thuộc đường tiêu hóa như bệnh viêm đại trực tràng, viêm loét ống trực tràng, khối u sùi trong ống hậu môn, rò hậu môn, táo bón thường xuyên… Đây cũng là một trong những vấn đề phức tạp khi điều trị những bệnh lý ở vùng ống hậu môn cũng như bệnh trĩ, cần phải tìm một phương pháp điều trị thích hợp mới có thể khỏi.
Lựa chọn phương pháp nào?
PGS.TS Đỗ Ngọc Tấn cho biết, trĩ là bệnh do có sự giãn quá mức các tĩnh mạch ở hậu môn - trực tràng, đặc biệt có sự phình tĩnh mạch các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn đưa đến hình thành búi trĩ.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị trĩ khác nhau. Trường hợp nhẹ, việc điều trị có thể dùng thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn.
Có các loại thuốc dùng trị trĩ như: Thuốc uống, thuốc mỡ bôi hoặc thuốc đạn đặt vào trong hậu môn. Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng chỉ định và kiên trì dùng thuốc đủ thời gian.
Ngoài ra, còn một số phương pháp khác như liệu pháp làm đông bằng tia hồng ngoại; Phẫu thuật, phổ biến nhất là phương pháp Longo và triệt mạch trĩ bằng máy siêu âm Doppler; Phương pháp tiêm thuốc gây xơ trực tiếp vào búi trĩ và vùng quanh các búi trĩ đang căng giãn ở vùng dưới niêm mạc có tác dụng rất tốt đối với mọi trường hợp trĩ nội, ngoại.
Người bệnh không cần phẫu thuật, khi tiêm đủ liều và số lần tại các điểm khác nhau sẽ tăng cường khả năng co thắt của lớp cơ thắt hậu môn và cơ nâng hậu môn.
Phương pháp điều trị tiêm búi trĩ đơn giản, an toàn và hầu như không có tai biến. Tránh cho bệnh nhân không phải đau đớn, mất máu, nằm viện.
Đặc biệt là không phải nghỉ lao động trong thời gian điều trị và không phải gặp các tai biến mà các phương pháp cắt, mổ thường. Việc cắt, thắt làm mất chức năng lưu thông máu, lượng máu lưu thông sẽ dồn sang hệ thống mạch máu khác kết quả lại gây ra trĩ. Đó là lý do tại sao trĩ rất hay bị tái phát.
Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Tấn, để tránh mắc trĩ, mọi người nên thay đổi thói quen sinh hoạt có hại dễ gây bệnh như tránh đứng hoặc ngồi quá lâu; không nhịn đại tiện. Ngoài ra, mọi người cần uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc…
Nên đi điều trị ngay từ giai đoạn khi có các dấu hiệu như chảy máu khi đi vệ sinh, nứt kẽ hậu môn, ngứa hậu môn hoặc quanh hậu môn… tránh để tình trạng bệnh nặng thì việc điều trị sẽ khó gây tốn kém.
“Để tránh mắc trĩ, mọi người nên thay đổi thói quen sinh hoạt có hại dễ gây bệnh như tránh đứng hoặc ngồi quá lâu; không nhịn đại tiện. Ngoài ra, mọi người cần uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc… Nên đi điều trị ngay từ giai đoạn khi có các dấu hiệu như chảy máu khi đi vệ sinh, nứt kẽ hậu môn, ngứa hậu môn hoặc quanh hậu môn… tránh để tình trạng bệnh nặng thì việc điều trị sẽ khó gây tốn kém”.
PGS.TS Đỗ Ngọc Tấn
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét